Món bánh chuối Yên Bái là một món bánh làm từ chuối có hương vị cực phẩm. Nếu ai đã từng thưởng thức món bánh này một lần thì chắc hẳn sẽ nhớ mãi. Ngay sau Amthuc247.me sẽ hướng dẫn bạn cách làm món bánh cực phẩm này nhé!
1. Nguyên liệu để chuẩn bị món Bánh chuối Lục Yên
Đa số các món ăn của người dân Yên Bái đều được làm từ các nguyên liệu vô cùng giản dị và Bánh chuối Lục Yên cũng như vậy. Được làm từ các nguyên liệu đơn giản: chuối sấy khô, gạo, lá chuối, lạc, đường,… mà bánh chuối lại mang trong mình một hương vị tuyệt vời.
2. Cách chế biến
Những quả chuối chín sau khi được bóc vỏ, sấy khô sẽ được đựng trong các nậm bầu và dùng dần trong 1 năm. Chuối được chọn thường là chuối tiêu nhưng nếu muốn bánh chuối dẻo hơn thì cũng có thể thay thế bằng chuối goòng hay chuối lá tùy theo sở thích. Khi làm bánh chuối, người ta sẽ đem chuối sấy khô ngâm vào nước ấm để chuối mềm ra rồi mới đem đi làm xay nhuyễn và làm bánh.
Sau khi chuối mềm, người ta sẽ đem chuối thái thành từng lát mỏng rồi chia thành hai phần để trang trí và làm vỏ bánh. Muốn có một chiếc bánh thơm ngon, đủ độ mềm dẻo, người làm bánh vô cùng chú trọng đến phần bột bánh. Gạo làm ra từ loại lúa mà người Tày chính tay trồng trọt trên vùng đất Yên Bái thì mới cho ra một chiếc Bánh chuối Lục Yên chuẩn chỉnh.
Những hạt gạo thơm ngon kết hợp với sự lao động chăm chỉ của người dân vùng cao và không khí trong lành của Yên Bái là một trong những đặc trưng của món bánh này. Gạo sẽ được đem đi ngâm 2 tiếng cho nở và mềm ra rồi mới đem đi xay thành bột. Phần bột này sẽ được trộn chung với chuối khô cắt lát để làm vỏ bánh.
Một bước quan trọng không kém chính là nhân bánh. Lạc được đem đi rang cho đến khi chuyển thành màu vàng và có mùi thơm đặc trưng thì sẽ được đem đi bóc vỏ và giã nhỏ. Lấy phần lạc giã nhỏ trộn với đường và đậu xanh với một tỉ lệ thích hợp để bánh có độ ngọt vừa phải mà không quá ngán.
Phần chuối cắt lát còn lại sẽ được phủ đều trên bề mặt bánh để bánh không chỉ thơm ngon mà còn có hình thức bắt mắt. Sau đó, bánh sẽ được người dân vùng cao gói tỉ mỉ trong những chiếc lá chuối và đem đi hấp. Nghe có vẻ đơn giản nhưng thực chất quá trình hấp bánh cũng rất công phu. Người đầu bếp phải canh đúng tỉ lệ lửa và nước để hấp bánh.
Nếu hấp bánh quá lâu, bánh sẽ khô, còn nếu hấp quá ngắn hay quá lửa thì phần nhân bên trong vẫn chưa chín hết. Một mẻ bánh chuối thành công phải giữ được màu vàng của lớp chuối trên bề mặt và phần bánh bên trong phải giữ đủ độ ẩm nhất định.
3. Cách thưởng thức Bánh chuối Lục Yên
Cùng với sự phát triển của công nghiệp thực phẩm, có rất nhiều loại bánh kẹo với hương vị và màu sắc khác nhau được ra đời, nhưng Bánh chuối Lục Yên vẫn giữ nguyên được sức hút rất riêng của bản thân. Hiện nay, khi đến Yên Bái, bạn có thể dễ dàng tìm mua bánh chuối ở bất cứ đâu từ các khu chợ ven đường đến các sạp hàng bán các món đặc sản cùng các món đặc sản khác như: Trứng kiến Yên Bái, Ruốc tôm Mường Lò,…
Bánh có thể ăn như một món quà quê dân dân dã hay dùng chung với trà mà mỗi cách lại đem đến những hương vị khác nhau. Nếu thưởng thức riêng, bánh chuối sẽ giữ được trọn vẹn hương vị nguyên thủy của núi rừng Tây Bắc. Nhưng khi thưởng thức với trà sẽ đem đến cho bạn một trải nghiệm vô cùng mới lạ và thú vị. Giữa không khí Yên Bái se se lạnh, còn gì tuyệt vời hơn khi vừa thưởng thức miếng bánh chuối thơm ngon vừa uống một tách trà nóng. Vị trà nóng sẽ làm dậy lên mùi thơm của lạc, vị ngọt của chuối rừng và độ dẻo của bột gạo.
Trên đây là cách làm món bánh chuối đặc sản Yên Bái mà Amthuc247.me đã giới thiệu. Chúc bạn thành công!