Bánh đa cua được làm từ thịt cua dày dặn và gạo nếp, món ăn này là một món ăn ngon sẽ làm bạn thực sự thích thú đó. Ngay sau đây là cách làm món bánh đua cua cực kì chi tiết chuẩn vị Hà Nội mà Amthuc247.me muốn giới thiệu cho cách bạn!
1. Nguyên Liệu
400 g bánh đa đỏ
1 kg cua đồng
200 g thịt lợn băm/xay
50 g nấm chọn nấm tùy sở thích
100 g mỡ phần
30 g tôm khô xay/giã
Lá lốt
Rau muống
1-2 thìa canh nước cốt me
1-2 thìa canh mắm tôm
5 g đường phèn
Ớt chưng
Rau sống ăn kèm
Hành củ
Gia vị muối, bột nêm, tiêu, dầu hào…
Dụng Cụ
Nồi sâu lòng
Máy xay/ cối cỡ lớn
2. Cách nấu bánh đa cua chi tiết:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Cho cua vào nồi, đậy kín, xóc đều rồi đổ nước đầy, dùng đũa khuấy mạnh để đất cát bám trên mình cua bong ra bớt. Lặp lại như vậy vài lần rồi vớt cua ra cho cua vào ngâm với nước vo gạo chừng nửa tiếng.
- Lấy cua ra rửa sạch, tách bỏ mai và yếm, giữ lại phần thân. Khẩy gạch cho vào bát riêng.
- Cho cua vào máy xay hoặc cối giã nhuyễn.
- Đổ thịt cua vừa xay ra bát, hòa với nước và lược đi lược lại vài lần để lấy nước.
- Lá lốt, rau muốngvà rau sống ăn kèm đem rửa sạch, để ráo.
- Mỡ phần bóp rửa với muối, gừng và rượu cho sạch và khử mùi. Thái mỡ thành hạt lựu, chần qua nước sôi già rồi tráng sạch lại bằng nước lạnh và để ráo.
- Hành tím lột vỏ, rửa sạch, chia làm 3 phần. Một phần mang đi nướng héo, một phần băm nhỏ ướp với thịt lợn băm, phần còn lại thái mỏng và phi vàng.
- Nấm ngâm rửa sạch sẽ, băm nhỏ, trộn vào thịt lợn xay.
- Thịt lợn xay trộn với hành băm, nấm, tiêu, bột nêm, nước mắm,đường và dầu hào, trộn đều, ướp 15 phút.
Mỡ phần bạn bóp rửa với muối, gừng, rượu cho sạch và khử mùi, rồi thái hạt lựu. Bạn chần mỡ qua nước sôi già, sau đấy tráng sạch lại bằng nước lạnh và để ráo. Như thế lát thắng tóp mỡ mới giòn thơm được.
Hành tím bạn lột vỏ, rửa sạch, một phần băm nhỏ, phần còn lại thái mỏng. Bạn nào thích có thể nướng vài củ để lát cho vào ninh với nước dùng cho ngọt nước.
Phần nấm bạn chọn tùy theo sở thích nhé, tớ hay dùng mộc nhĩ hoặc nấm hương, đôi khi trộn chung cả hai loại. Nếu bạn dùng nấm khô thì ngâm nước ấm một lát cho mềm hẵng rửa sạch sẽ, băm nhỏ, rồi trộn vào thịt băm. Bạn nêm gia vị vừa ăn rồi ướp chừng 15 phút. Phần nhân chả lá lốt bạn nêm gia vị hơi đậm một tí thì lúc ăn với nước dùng sẽ vừa ngon.
Khi ăn bánh đa cua ở Hải Phòng, tớ thấy người ta hay dùng rau muống thả bè hay còn gọi là rau muống nước (rau muống lá to). Loại này lá to, cọng to, sau khi chần qua vẫn giữ được độ giòn nên được nhiều người ưa thích.
Nhà mình hay dùng rau muống cạn (rau muống lá tre), tuy không giòn bằng loại kia nhưng ngọt và mềm hơn. Thích hợp cho nhà có trẻ con hoặc người già.
Đối với các loại rau, ngay cả khi tự trồng thì nhà mình vẫn rửa rất kỹ, theo 2 bước: Ngâm rau với nước vo gạo trước (chừng 5-7 phút), rồi vớt ra ngâm tiếp với nước muối (3-5 phút).
Nước vo gạo có khả năng rửa trôi tốt hơn nước muối nhưng khử khuẩn thì không bằng. Tất nhiên tùy nếp nhà thôi, nếu bạn thích tiện lợi có thể dùng nước rửa rau củ chuyên dụng.
Rau muống và rau sống ăn kèm bạn đem ngâm rửa sạch để ráo. Riêng lá lốt, lúc nhặt bạn để lại cuống lá nhé, khi rửa nhớ dùng tay chà nhẹ cả hai mặt lá thật kỹ. Lá lốt mọc thấp, gần đất nên mình rửa cẩn thận tí cho yên tâm nhé.
Bước 2: Nấu nước dùng
Bạn đổ nước lược cua vào nồi, nêm vào chút muối và đun trên lửa vừa, khuấy đều (theo một chiều) đến khi thịt cua bắt đầu nổi lên thì ngừng. Nếu khuấy ngược khuấy xuôi mạnh tay thì thịt cua sẽ bị vỡ, không đóng tảng được đâu.
Khi riêu cua kết tảng nổi lên, bạn vớt ra để riêng. Tiếp đấy bạn thả hành nướng, nêm thêm đường phèn, tôm khô, mắm tôm, nước cốt me vào nước dùng và đun trên lửa nhỏ. Nước cốt me sẽ giúp gia cho nước dùng thanh hơn với vị chua dịu nhẹ, vô cùng thích hợp với tiết hè nồm nực mùa này.
Kế đến bạn phi thơm hành, cho gạch cua vào đảo đều đến khi tan hết. Chia gạch cua vừa chưng làm 2 phần, một nửa rưới vào riêu cua tảng đã vớt ra, nửa còn lại tráng vào nồi nước dùng. Một số nơi sẽ cà chua với gạch cua để tạo màu đậm hơn trong trường hợp gạch cua quá ít. Thế nên, bạn thích thì dùng thêm cà chua, không có cũng không sao nhé.
Nước dùng thường nhà tớ chỉ dùng nước lược cua thôi cũng thấy đậm đà lắm rồi. Nhưng đôi khi lỡ mua phải cua gầy quá, thịt ít, sợ nước dùng không đượm, tớ sẽ ninh thêm xương/sườn rồi pha vào đun cùng nước lược cua. Phần sườn non ninh sẽ tận dụng thành đồ ăn kèm bánh đa.
Bước 3: Làm “topping” cho bánh đa cua
Bánh đa cua có lẽ là một trong những món có phần topping vừa đa dạng vừa linh động nhất mà tớ từng ăn. Nguyên bản bánh đa cua chỉ cần rau muống chần, chả lá lốt rắc hành phi, tóp mỡ, thêm chút ớt chưng là ra dáng lắm rồi. Nhưng tùy nơi, bánh đa cua sẽ được biến tấu cho thêm tôm nõn, bề bề, sườn, mọc, chả mực,… tạo nên những phiên bản rất thú vị.
Tùy gu gia đình mà bạn chọn phần topping phù hợp nhé. Nhà tớ thử bao nhiêu “vơ-sần” nhưng cuối cùng thấy vừa miệng nhất vẫn là phiên bản đơn giản nhất.
Mỡ phần thái hạt lựu sau khi để ráo bạn cho vào chảo thắng vàng giòn rồi vớt ra để ráo, nhớ thêm tí muối để vị tóp mỡ đậm đà hơn nhé. Tiếp đấy bạn tận dụng phần mỡ nước vừa thắng để phi hành luôn.
Nếu nhà có nồi chiên không dầu, bạn có thể tận dụng để làm tóp mỡ nhé.
Bạn chỉ cần cho mỡ phần vào nồi, chỉnh mức nhiệt 150˚C chiên trong 15 phút. Tiếp đấy bạn nâng mức nhiệt lên 160˚C chiên tiếp chừng 10 phút rồi đổ mỡ trong nồi ra và để nồi nghỉ tầm 20-30 phút. Sau cùng, bạn chỉnh mức nhiệt lên 180˚C chiên thêm chừng 15 phút nữa là tóp mỡ giòn rụm ra lò. Với phương thức này, thành phẩm sẽ ráo mỡ và giòn hơn so với tóp mỡ thắng kiểu truyền thống đấy.
Xong đâu đấy thì mình bắt tay vào làm chả lá lốt thôi. Cái món này cứ như sinh ra để “thành đôi” với bánh đa cua hay sao ấy, hợp không để đâu cho hết.
Lá lốt bạn trải lên khay, thấm nước cho khô (nếu cần) rồi múc phần nhân đã trộn cho vào giữa, cuộn lại như gói nem. Để chả khỏi bị bung lúc chiên, mình sẽ dùng phần cuống lá ghim lại cho chắc. Bạn dùng nước mỡ thắng chiên chả lá lốt luôn nhé, mùi sẽ thơm hơn dùng dầu ăn đấy.
Cuối cùng là chần rau muống. Bạn bắc nồi nước sôi già, cho rau muống vào chần, thêm tí đường để rau giữ màu xanh tươi nha. Chần xong bạn nhớ ngâm rau qua nước đá lạnh chừng 2-3 phút hẵng vớt ra để ráo. Như thế rau sẽ vừa xanh vừa giòn.
Bước 4: Cách Nấu Bánh Đa Cua – Hoàn thành
Lúc sắp dùng, bạn thả sợi bánh đa đã chuẩn bị vào chần chừng 30 giây, rồi vớt ra cho vào bát. Tiếp đấy bạn xắn vào một tảng riêu cua, xếp chả lá lốt, rau muống chần, rắc hành phi, tóp mỡ lên, rồi chan nước dùng là bát bánh đa cua vị nguyên bản đã hoàn thành rồi đấy.
Bát bánh đa cua nóng hổi có chả lá lốt thơm lừng, có bánh đa mềm dai đo đỏ, có rau muống xanh xanh, điểm vàng vàng hành phi tóp mỡ. Thêm tí cay cay của ớt chưng quyện vớt nước dùng ngọt thanh cùng vị gạch cua béo ngậy thể nào cũng khiến những chiếc dạ dày muốn “cơi nới” mãi ra cho xem.
Trên đây là cách nấu món bánh đa cua ngon chuẩn vị Hà Nội, chúc bạn thành công!