Mật ong không chỉ là một loại đồ ngọt có hương vị thơm ngon mà còn là một nguồn dinh dưỡng quý giá cho sức khỏe của con người. Trong nhiều năm qua, mật ong đã được sử dụng như một loại thuốc tự nhiên để điều trị nhiều bệnh và cải thiện sức khỏe chung. Dưới đây là một số lợi ích của mật ong đối với sức khỏe con người.
Thành phần dinh dưỡng
Mật ong là một chất lỏng được tạo ra từ mật hoa bởi loài ong, có tới khoảng 320 loại mật ong khác nhau về hương vị, màu sắc, mùi. Thành phần chủ yếu của mật ong là đường, hỗn hợp các acid amin, vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa, sắt, kẽm,… Dựa trên những lợi ích của mật ong, nó thường được sử dụng như một nguyên liệu làm ngọt trong thực phẩm và thuốc.
Thành phần dinh dưỡng của mật ong:
- Carbonhydrate (Chất bột đường): Năng lượng của mật ong đều đến từ carbohydrates. Mật ong ban đầu được hình thành từ các loại đường là fructose, glucose, sucrose và nước, cộng thêm một lượng nhỏ protein và lipid. Trong đó, fructose chiếm tỉ lệ cao hơn glucose, sucrose chỉ chiếm một lượng rất nhỏ. Chỉ số đường huyết (GI) của mật ong dao động từ 45 – 64 và phụ thuộc vào từng loại mật ong.
- Chất béo (Lipid): Mật ong không chứa lipid. Tuy nhiên, một số thực phẩm dùng kèm với mật ong như kem, bánh mì, sữa chua có chứa thành phần chất béo.
- Chất đạm (Protein): Mật ong chỉ chứa một lượng nhỏ protein và lượng protein này không đóng góp vào nhu cầu protein hằng ngày của cơ thể.
- Các chất vi lượng: Mật ong có chứa các chất vi lượng như vitamin B, canxi, sắt, kẽm, động,… Tuy nhiên, bạn sẽ không nhận được lượng vitamin và khoáng chất đáng kể khi sử dụng mật ong bởi vì lượng mật ong được tiêu thụ hằng ngày là rất ít.
Tác dụng của Mật Ong
Cải thiện bệnh tiểu đường
Mật ong có tác dụng làm giảm nguy cơ xảy ra biến chứng tim mạch ở người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Nó có thể làm giảm lượng cholesterol LDL xấu, triglyceride, tình trạng viêm và tăng cholesterol HDL tốt. Tuy nhiên, mật ong cũng làm tăng lượng đường trong máu nhưng ở mức độ thấp hơn đường ăn.
Mặc dù, mật ong không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nhiều như đường ăn nhưng nó vẫn cần được sử dụng thận trọng ở người mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2. Trên thực tế, để giảm thiểu tình trạng bệnh, người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế các loại thực phẩm giàu Carb.
Lưu ý, trên thị trường vẫn tồn tại các sản phẩm mật ong có pha trộn với siro thông thường. Mặc dù được dán nhãn là mật ong nhưng lượng đường cao và không có đầy đủ các thành phần dinh dưỡng như mật ong nguyên chất.
Điều hòa đường huyết
Một nghiên cứu trên 50 người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và 30 người thường, các nhà khoa học phát hiện ra so với đường, mật ong có công dụng hạ đường huyết với tất cả đối tượng trên.
Dù có thể điều hòa đường huyết, mọi người vẫn nên cân nhắc liều lượng hợp lý để tránh tiêu thụ mật ong quá mức, mang lại rủi ro cho sức khỏe.
Để hấp thụ trọn vẹn các dưỡng chất và công dụng của mật ong, người tiêu dùng nên chọn thương hiệu sạch, nguyên chất, tránh tiềm ẩn các tạp chất.
Chữa lành vết thương nhanh chóng
Sử dụng mật ong trong điều trị tại chỗ các vết thương, vết bỏng đã được sử dụng từ thời Ai Cập mà vẫn được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay.
Mật ong có tác dụng hiệu quả trong việc chữa lành vết bỏng rộng và các vết thương sâu bị nhiễm trùng sau phẫu thuật với tỷ lệ thành công lên tới 43,3%.
Mật ong cũng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh loét chân do tiểu đường, là biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến cắt cụt chi với tỷ lệ chữa lành lên đến 97%.
Các nhà nghiên cứu cho rằng khả năng chữa lành vết thương của mật ong đến từ tác dụng kháng khuẩn và chống viêm cũng như khả năng nuôi dưỡng các mô xung quanh cơ quan bị tổn thương.
Giúp giảm ho
Ho là triệu chứng thường gặp ở trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên. Nó có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của cả bé và gia đình.
Thuốc trị ho không phải lúc nào cũng hiệu quả, thậm chí còn mang lại tác dụng phụ. Mật ong có thể là một lựa chọn thay thế tốt hơn thuốc với nhiều bằng chứng thuyết phục về hiệu quả trị ho của nó.
Các nghiên cứu cho thấy mật ong hoạt động tốt hơn một số loại thuốc ho thông thường và làm giảm các triệu chứng ho và cải thiện giấc ngủ nhiều hơn so với thuốc ho.
Cần lưu ý mật ong chống chỉ định với trẻ em dưới 1 tuổi vì nguy cơ bị ngộ độc.
Giảm cân
Mỗi muỗng canh mật ong chứa đến 64 calo trong khi đường 49 calo. Với liều lượng ít hơn, chế phẩm có thể tạo ra độ ngọt tương đương đường.
Bên cạnh thành phần chính là carbohydrate, nó còn chứa các khoáng chất vi lượng khác giúp cân bằng nguồn chất dinh dưỡng, hỗ trợ cơ thể đốt cháy nhiều chất béo tốt hơn.
Tăng năng lượng
Cơ thể sẽ đốt cháy một phần năng lượng để thực hiện quá trình trao đổi chất bên trong lúc ngủ. Vì vậy, mọi người thường gặp trạng thái “khô cạn” khi thức giấc. Trong khi đó, buổi chiều là thời điểm cơ thể dễ cảm thấy mệt mỏi, tinh thần trì trệ và không đủ tỉnh táo hoàn thành công việc.
Sau thức dậy vào xế chiều, người dùng có thể bổ sung mật ong bù lại phần năng lượng đã mất và duy trì hiệu quả các hoạt động suốt ngày dài.
Mật ong chữa đau dạ dày, trào ngược
Từ hàng ngàn năm trước, mật ong đã được sử dụng trong hệ thống y học Hindu truyền thống để điều trị nhiều loại bệnh. Một số nghiên cứu và bằng chứng truyền miệng cho biết mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng, cũng như giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày.
Có nhiều lý do khác nhau để mọi người tin rằng mật ong chữa đau dạ dày và làm dịu các triệu chứng trào ngược axit
Mật ong có thể hạ mỡ máu
Mỡ máu tăng cao là một yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim. Nhiều nghiên cứu cho thấy tiêu thụ mật ong thường xuyên với mức chất béo trung tính thấp hơn (11% – 19% so với đường) , đặc biệt là khi nó được sử dụng để thay thế đường.
Tóm lại, mật ong không chỉ là một loại đồ ngọt với hương vị thơm ngon mà còn là một loại thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Việc sử dụng mật ong định kỳ có thể giúp cải thiện sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.