Sài Gòn nổi tiếng là thành phố hoa lệ, có đủ các hoạt động ăn – chơi sôi nổi luôn thu hút du khách đến tham quan và trải nghiệm. Sài Gòn có một nền ẩm thực đa dạng và phong phú, với những món ăn đặc trưng của vùng Nam Bộ, cùng với ảnh hưởng từ nhiều vùng miền khác trong cả nước. Hãy cùng amthuc247.me khám phá những món ăn tuyệt vời và đặc trưng của Sài Gòn nhé
1. Bánh Mì Sài Gòn
Chắc hẳn món bánh mì không còn xa lạ gì với người Việt Nam và đặc biệt là bạn bè Quốc Tế. Bánh mì du nhập vào Việt Nam vào những năm 1859 và xuất hiện đầu tiên tại Sài Gòn, sau đó được lan truyền nhiều ra các khu vực lân cận khác.
Điểm hấp dẫn thu hút chính là độ nóng giòn của bánh, một chiếc bánh mì đầy ắp thịt, trứng, chả, pate bên trong làm cho dân tình không khỏi chao đảo. Cắn một miếng bánh mì giòn rụm sẽ cho bạn đầy năng lượng vào một buổi sáng tích cực, khởi động ngày mới với tinh bột và chất đạm đầy đủ, hay một buổi trưa hoặc buổi tối không biết ăn gì, chọn ngay món truyền thống của người dân Việt nhé, vừa tiện lợi vừa dễ dàng bắt gặp mua khắp mọi nơi trên các con đường Sài Gòn nữa đấy.
2. Phá lấu bò
Phá lấu là món ăn vặt dân dã nhưng cực kỳ hấp dẫn của người dân Sài Gòn. Phá lấu là sự tổng hòa của nhiều gia vị và các nguyên liệu đặc trưng. Các gia vị có thể kể đến như nước dừa, ngũ vị hương, quế chi, bát giác, đại hồi, tiểu hồi cùng một số vị thuốc bắc. Còn phần thịt thường bao gồm nội tạng động vật, từ lưỡi, tai, ruột cho đến bao tử heo, bò,…
Phá lấu có màu nâu cánh gián đặc trưng, mùi nước dừa thoang thoảng, ăn kèm nước chấm ớt chua ngọt cùng bánh mì hay mì gói. Vị đậm đà của nước chấm kết hợp cùng vi beo béo của nước cốt dừa, bao tử, giòn giòn dai dai của tai heo đã tạo nên hương vị độc đáo không thể chối từ của món ăn nức tiếng này.
3. Cơm tấm
Không biết từ bao giờ, món cơm sườn đã trở thành món ăn đặc trưng lâu đời của đất Sài Thành. Là món ăn có thay thế bữa ăn chính trong ngày, cơm sườn lại là món ăn dành cho những người bận rộn nhưng vẫn giàu chất dinh dưỡng. Dạo quanh các con hẻm ở Sài Gòn bạn sẽ nhìn thấy rất nhiều quán cơm tấm, cơm sườn, có thể nói đây là món ăn bình dân rất được yêu thích từ người lớn đến trẻ nhỏ.
Sườn được tẩm ướp theo hương vị đặc trưng, sau đó nướng lửa ở nhiệt độ thấp, cho miếng thịt thấm đều hương vị, mềm từ bên trong lẫn bên ngoài, ăn kèm với cơm sườn là bì thịt, trứng ốp la, chả trứng,… ăn kèm là rau hoặc cải chua đủ chất xơ và chất đạm cho ngày dài làm việc mệt mỏi.
4. Hủ tiếu Nam Vang
Món ăn này bao gồm sợi bánh phở mềm, mỏng được nấu chín với nước dùng từ xương heo hoặc từ hải sản như tôm, cua, ghẹ, hàu,.. Nước dùng thường được nấu từ xương, củ cải, hành tây, hành khô và các gia vị khác để tạo ra một hương vị đậm đà và thơm ngon.
Hủ tiếu Nam Vang được ăn kèm với thịt heo hoặc thịt gà, tôm, hành phi, hành tây, ngò gai, rau thơm và một số loại gia vị như mắm tôm, tỏi phi, tiêu và nước cốt dừa. Món ăn này thường được phục vụ với rau sống như giá đỗ, rau muống, đậu phộng và chanh tươi để tăng thêm hương vị.
Hủ tiếu Nam Vang có thể ăn được vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, từ bữa sáng đến bữa tối. Nó là một trong những món ăn phổ biến nhất ở Sài Gòn, và bạn có thể tìm thấy nó ở hầu hết các quán ăn đường phố, quán ăn truyền thống và nhà hàng sang trọng ở thành phố này.
5. Mì Trộn Sài Gòn
Thêm vào danh sách những món ăn được thay thế bữa ăn chính, mì trộn cũng được xem là món ăn yêu thích của tín đồ ăn vặt. Nghe có vẻ đơn giản nhưng thật ra khá cầu kỳ trong từng khâu chế biến. Sợi mì phải được trần không quá chính để giữ được độ dai của mì, nước sốt phải vừa ăn, độ đậm nhạt và hương vị của nó cũng góp phần tạo nên thương hiệu, ăn cùng với các loại toppings thơm ngon khác như thịt gà, hải sản, thịt heo,….
6. Bò né
Bò né là một món ăn sáng phổ biến và rất được yêu thích ở Sài Gòn. Món thịt bò mềm, nóng hổi, thấm đều với nước xốt cà chua đậm đà, thêm quả trứng ốp la là đầy đủ năng lượng để khởi đầu một ngày mới. Điều đặc biệt ở món ăn này chính là chữ “né”. Thịt bò được phục vụ nóng ngay trên chiếc chảo gang chuyên dụng làm chín thức ăn và khi đưa ra bàn vẫn còn tái nên dầu sẽ bắn ra khi đem ra bàn. Khi đó, thực khách muốn ăn phải “né” dầu bắn nên mới có tên gọi là bò né. Bò né thường được ăn kèm bánh mì cùng nước tương, tương ớt tùy vào khẩu vị mỗi người.
7. Hủ tíu bò kho
Hủ tíu hay bánh mì với bò kho là món ăn quen thuộc ở Sài Gòn, nhất là vào bữa sáng. Điều đặc biệt ở món hủ tíu bò kho chính là nước dùng. Nước dùng không đầy bát cũng như không lỏng như món hủ tíu khác mà nước bò kho chỉ lưng chừng bát, có hơi sệt và sậm màu. Bò dùng để kho phải là phần bò có cả nạc và gân, mỡ, được thái thành khối, không phải thái mỏng. Một bữa bò kho đầy đủ phải gồm bát bò kho, rau sống cùng chén chanh muối ớt rang ngon khó cưỡng.
8. Lẩu dê
Từ lâu, lẩu dê đã trở thành một món ăn quen thuộc đối với người dân Sài Gòn nói riêng và cả nước nói chung. Giống như lẩu bò, lẩu dê cũng đầy ắp chất dinh dưỡng bổ dưỡng. Dê được đuổi và đánh cho thoát mùi hôi sau đó làm lông, thui vàng, mổ ra ướp với lá hương nhu hoặc lá cúc tần hơn nhiều phút, rồi lọc lấy thịt (để cả da) đem chế biến thành các món ăn.
Lẩu dê ngày nay ở tỉnh thành nào cũng có, và ở Tp. Hồ Chí Minh là khu văn hoá ẩm thực tổng hợp chắc chắn sẽ không thể thiếu. Vị thịt dai mềm tự nhiên, cùng với nước dùng thơm ngon, rau ăn kèm chắc chắn không thể thiếu, hương vị đường phố gần gũi và thân thuộc với người yêu ẩm thực Việt Nam.
9. Bún Mắm Sài Gòn
10. Các món ốc
Đến thăm thú Sài Gòn mà chưa một lần ngồi trong quán xá để ăn ốc thì đã phí nửa chuyến đi đó rồi. Nghe nói vậy, hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên vì Sài Gòn đâu phải là một thành phố biển, cũng không nổi tiếng với các món ốc đặc trưng vậy thì tại sao nhất định phải ăn ốc? Có thể nói chỉ vì một lý do, đó chính là người Sài Gòn rất biết cách hưởng thụ những điều tốt nhất có thể. Việc ngồi ăn ốc ngoài việc thưởng thức những dĩa ốc ngon lành, tươi sống được chế biến đa dạng và hấp dẫn thì cảm giác ngồi ăn, trò chuyện cùng bạn bè, ngắm phố xá chính là điều làm nên một “văn hóa lễ ốc” của người Sài Thành.
11. Bún măng vịt
Vị ngọt, dai, beo béo của thịt hòa lẫn mùi thơm của gừng, ngò gai, vị hăng của măng thấm dần vào lưỡi, len xuống cổ khiến không ít thực khách mê mẩn món bún măng vịt.
Món ăn có nguyên liệu là bún tươi, măng khô và thịt vịt cùng những phụ liệu khác. Vịt sau khi sơ chế và luộc sẽ được chặt thành từng miếng dày, chọn phần nạc và mềm vừa phải. Lớp da rất ít mỡ nên ăn không ngán. Bún ở quán là bún lá sợi to để khi chan nước vào không bị nát.
12. Lẩu Cá Sài Gòn
Lẩu cá có ngon hay không là nhờ nguyên liệu có tươi hay không. Để chế biến món lẩu cá ngon, không tanh, đòi hỏi người nấu phải có kỹ năng chế biến cao để áp được mùi tanh của cá. Nhìn chung, đa phần lẩu cá nước trong, có độ ngọt của nước hầm xương hoặc vị chua từ lá giang, ăn kèm với các loại rau vùng sông nước và với nhiều loại hải sản giòn rụm khác. Có giá trị dinh dưỡng cao không kém so với thịt, lẩu cá không chỉ là món ăn chơi còn là món ăn no, cung cấp đủ dinh dưỡng cho những ngày dài làm việc mệt mỏi.
Mong rằng những đặc sản Sài Gòn được gợi ý bên trên sẽ phần nào giúp bạn không còn phải đau đầu vì câu chuyện đi đâu, ăn gì ở Sài Gòn