Những tác dụng tuyệt vời của Lá Lốt mà bạn nên biết

Lá lốt là một loại lá được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Đông Nam Á, đặc biệt là trong ẩm thực Việt Nam. Ngoài việc được dùng để làm gia vị ăn kèm, lá lốt còn có nhiều tác dụng khác đối với sức khỏe và cảm giác thưởng thức ẩm thực. Dưới đây là một số tác dụng của lá lốt:

1. Tổng quan về cây lá lốt

Đặc điểm của cây lá lốt

  • Cây lá lốt có tên khoa học là Piper lolot C, thuộc họ Hồ tiêu.
  • Lá lốt thuộc loại cây thân thảo sống dai, nó sinh sống và phát triển chủ yếu ở những nơi râm mát và có ánh nắng trực tiếp. Độ cao trung bình của cây từ 30 đến 40 cm. Phần thân thường yếu và chia thành nhiều đốt nhỏ. Lá lốt thuộc dạng lá đơn, hình tim, mặt lá láng bóng, có tán rộng xòe to, trên phiến lá có từ 5-7 gân xanh nổi lên và rất dễ nhận biết bởi mùi thơm đặc trưng. Phần hoa thì chủ yếu mọc thành từng cụm ở nách lá, có màu trắng và thường lâu tàn. Quả của lá lốt là quả mọng và bên trong có chứa hạt.
  • Tính vị quy kinh: lá lốt thường có vị nồng, hơi cay và tính ấm.

Những tác dụng tuyệt vời của Lá Lốt mà bạn nên biết - Lời khuyên sức khỏe

Thành phần hóa học và dinh dưỡng

  • Rễ lá lốt chứa chất benzyl axetat, còn lá và thân chứa chất alkaloid và beta-caryophylen.
  • Trong 100g lá lốt có chứa nhiều thành phần dưỡng chất quan trọng cho cơ thể, bao gồm: Năng lượng: 39 kcal; Nước: 86,5g,; Protein: 4,3g; Chất xơ: 2,5g, Canxi: 260mg, Photpho: 980mg, Sắt: 4,1mg và vitamin C: 34mg

Tính vị

  • Có tính ấm, vị nồng và chống hàn.

Quy kinh

  • Kinh vị, gan, mật và tỳ.

2. Tác dụng

Phòng ngừa ung thư

Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng một số hợp chất trong tinh dầu và chiết xuất từ lá lốt có tác dụng giảm thiểu khả năng mắc ung thư ở người. Tuy nhiên, mức độ hiệu nghiệm của việc phòng chống ung thư là không đồng đều ở các dạng bệnh khác nhau.

Trong tương lai, các nhà khoa học cần thực hiện nhiều nghiên cứu chuyên sâu để có thêm những kết quả chính xác và khả quan hơn.

Nâng cao sức khỏe răng miệng và xương khớp

Với khả năng kháng viêm vượt trội và hàm lượng chất chống oxy hóa cao, lá lốt được coi là phương thuốc hữu hiệu trong việc cải thiện sức khỏe xương khớp và răng lợi. Khi sử dụng cùng với các vị thuốc khác tự nhiên khác, các hợp chất kháng viêm như beta-caryophylen, alcaloid, benzyl axetat, flavonoid, … sẽ đẩy lùi các triệu chứng đau nhức âm ỉ và phòng ngừa các cơn đau tái phát.

Dùng lá lốt trị chứng ra nhiều mồ hôi tay, chân

Sử dụng khoảng 30gr lá lốt tươi, rửa sạch, để ráo nước cho vào thêm 1 lít nước đun sôi trong 3 phút, khi sôi cho thêm ít muối, đợi nước nguội âm ấm, dùng ngâm hai bàn tay, hai bàn chân thường xuyên trước khi đi ngủ tối. Thực hiện liên tục trong 5-7 ngày, sẽ giúp làm giảm chứng ra nhiều mồ hôi ở tay và chân.

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng 30gr lá lốt thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Sắc với 3 chén nước còn 1 chén. Chia 2 lần, uống trong ngày. Uống trong 7 ngày liền. Sau khi ngừng uống thuốc 4 đến 5 ngày lại tiếp tục uống một tuần nữa, cũng cho hiệu quả tương tự.

Chữa viêm xoang

Trong y học cổ truyền, lá lốt được biết tới với công dụng chữa viêm xoang và các chứng bệnh về đường hô hấp. Phần tinh dầu và chiết xuất lá lốt có khả năng làm sạch và sát trùng dịch nhầy trong mũi, đồng thời giữ cho đường hô hấp luôn thông thoáng và không bị tắc nghẽn.

Để chữa trị viêm xoang, bạn có thể uống nước sắc hoặc xông lá lốt. Sử dụng những phương thuốc tự nhiên như lá lốt cũng giúp giảm thiểu những tác dụng phụ phát sinh từ việc lạm dụng thuốc tây.

Tăng cường sinh lý cho nam giới

Với khả năng kháng viêm, giảm đau và kích thích hệ tuần hoàn, lá lốt là một trong những dược liệu được tin dùng hàng đầu cho việc hỗ trợ chữa trị chứng yếu sinh lý ở nam giới.

Các hợp chất alcaloid, benzyl axetat, beta-caryophylen, … có trong lá lốt có tác dụng làm sạch và ngăn chặn nhiễm trùng ở hệ tiết niệu và sinh dục của phái mạnh. Bổ sung lá lốt vào bữa ăn hàng ngày là một cách hữu hiệu để các quý ông có thể “hồi xuân” và sống lại cảm giác thời trai trẻ.

Nâng cao sức khỏe tim mạch

Hội chứng chuyển hóa được coi là một trong những vấn đề sức khỏe nổi cộm hiện nay. Hội chứng này có thể gây ra nhiều bệnh như tim mạch hay tiểu đường.

Sử dụng lá lốt và các chiết xuất từ lá lốt trong thời gian dài đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho sức khỏe như giảm mỡ nội tạng (và cân nặng), cân bằng lượng đường trong máu và nước tiểu, hạ huyết áp, … Một khi đã kiểm soát được các chỉ số về huyết áp, đường huyết, lượng cholesterol xấu, …; bạn có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp phải các bệnh liên quan tới hội chứng chuyển hóa trong tương lai.

Hãy tích cực bổ sung lá lốt vào thực đơn hàng ngày nhé.

Theo dõi Amthuc247.me trên Google News