Thời điểm lý tưởng nhất để ăn tối là 18-19h. Tuy nhiên, công việc, cuộc sống khiến bạn không thể ăn sớm. Thường xuyên ăn muộn sẽ dẫn đến những nguy cơ cao gây ra những bệnh ảnh hưởng tới sức khỏe.
1. Cơ thể mệt mỏi, trì trệ.
Việc ăn tối muốn khiến cơ thể bạn phải hoạt động tiêu hóa liên tục, từ đó ảnh hưởng tới quá trình hấp thị dinh dưỡng về đêm. Chính điều này khiến não bộ và các cơ quan khác không có thời gian hồi phục và tái tạo. Vì vậy bạn có cảm giác mệt mỏi và trì trệ vào sáng hôm sau.
2. Mắc bệnh tiểu đường
Nồng độ insulin trong máu sẽ giảm xuống nếu bạn thường xuyên ăn tối muộn. Nếu lượng insuiln không đủ sẽ làm tăng đường huyết, đó là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường. Dẫn đến tình trạng huyết áp, cholestrol tăng cao, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
3. Gây hại cho đường tiêu hóa.
Do khoảng cách giữa bữa tối và thời điểm ngủ bị rút ngắn lại nên thức ăn sẽ không kịp tiêu hóa khi bạn năm xuống, từ đó gây trào ngược axit từ dạ day lên thực quản và ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tiêu hóa
4. Tăng cân, béo phì
Việc ăn tối muộn khiến bạn bị đói, lượng thức ăn đưa vào cơ thể nhiều hơn. Đặc biệt, sau 19h, quá trình tiêu hóa của cơ thể bị chậm lại, thức ăn không tiêu hóa hết sẽ không tạo ra năng lượng mà chuyển hóa thành chất béo, làm tăng nguy tăng cân, cơ béo phì
5. Ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ
Ăn tối muộn dễ gây tình trạng ợ nóng và trào ngược axit dạ dày, khiến cơ thể bứt rứt, khó chịu và thức giấc giữa đêm thường xuyên. Lúc này, cần thay đổi thói quen ăn tối muộn.
6. Tăng nguy cơ đột quỵ.
Ăn tối muộn ảnh hưởng tiêu cực tới lượng đường trong máu, huyết áp, lượng cholestron trong cơ thể. Nó dẫn đến hiện tượng ngưng thở khi ngủ và nguy co đột quỵ cao