Nếu bạn đang muốn đổi cách làm món ăn từ thịt lợn đã quá cũ của gia đình thì ngay sau đây Amthuc247.me sẽ chỉ bạn 2 cách làm thịt lợn vừa lạ vừa ngon của người Điện Biên nhé!
1. Thịt lợn hấp lá chuối
Thịt lợn hấp lá chuối là đặc sản nổi tiếng thể hiện sự khéo léo của người phụ nữ Thái. Đặc sản dân tộc thái ở Điện Biên có hương vị riêng không phải nơi nào cũng có được. Cũng là món thịt lợn hấp là chuối, nhưng đối với cách chế biến của người Điện Biên có sự khác biệt so với những nơi khác tạo thành một món ăn đặc trưng. Trong quá trình làm món ăn, người Điện Biên hết sức cẩn thận trong việc lựa chọn nguyên liệu, còn việc tạo nên món ăn hoàn thiện và toàn diện thì cần đến sự khéo léo của người làm ra nó.
Thịt lợn hấp lá chuối thể hiện sự khéo léo từ đôi bàn tay của người Điện Biên
Cách chế biến thịt lợn hấp lá chuối của người Điện Biên:
Thịt lợn hấp lá chuối là món ăn hội tụ nhiều hương vị khác nhau góp phần hòa quyện hương vị cuộc sống. Nguyên liệu để làm thịt lợn hấp lá chuối gồm có: thịt lợn ba chỉ, gia vị, lá chuối.
Thịt lợn sau khi chế biến được cuộn trong lá chuối
Các bước thực hiện:
– Để làm nên món ăn này, cần lựa chọn miến thịt lợn ba chỉ tươi, ngon. – Sau khi làm sạch, thịt được ướp với gia vị khoảng 30 phút cho thấm đều. – Cuộn tròn thịt vào trong lớp lá chuối rồi buộc chặt.
– Khi thịt đã ngấm gia vị sẽ mang hấp cách thủy hơn 1 tiếng đồng hồ để miếng thịt mềm, dính chặt, hòa quyện vào nhau, mùi thơm của thịt quyện với mùi thơm của lá chuối, của hạt tiêu tạo nên hương vị đặc biệt và tạo nhiều ấn tượng cho tất cả mọi người khi có dịp được đến với Điện Biên.
Thịt lợn hấp lá chuối đạt tiêu chuẩn có mùi thơm của lá chuối hòa cùng mùi của thịt lợn và các loại rau thơm
Thịt lợn hấp lá chuối đạt tiêu chuẩn khi các miếng thịt mềm, dính chặt vào nhau, có mùi thơm của lá chuối xen lẫn mùi thơm của các loại rau thơm. Nếu có dịp đến với Điện Biên, bạn đừng quên tìm đến món ăn này để cảm nhận sự khéo léo, tỉ mỉ và đậm chất núi rừng của món ăn này nhé.
2. Thịt lợn gác bếp Điện Biên
Ngoài món thịt lợn hấp lá chuối, người Điện Biên còn làm ra món thịt lợn gác bếp cũng ngon không kém. Thông thường, người ta thường sử dụng thịt trâu, thịt bò để gác bếp vì hai loại thịt này có vị thơm, mềm. Tuy nhiên, món thịt lợn gác bếp cũng có những đặc điểm chung giống như thịt trâu, thịt bò khô gác bếp, nguyên liệu phải là từ những chú lợn được chăn thả tự nhiên trên vùng núi cao nguyên bạt ngàn và được chế biến theo cách riêng mang nét đặc trưng của núi rừng.
Lợn được chăn thả ở vùng núi cao để lấy thịt
Quá trình làm món thịt lợn gác bếp cần sự tỉ mỉ, công phu và khéo léo. Một trong những công đoạn quan trọng nhất chính là quá trình hun khói để làm chín thịt. Do đặc trưng của người dân miền núi, họ sử dụng củi để đun bếp, chính vì thế bếp gần như lúc nào cũng đỏ lửa, hơi nóng của lửa bốc lên sẽ làm cho miếng thịt săn lại, mỡ chảy ra một phần, phần còn lại nhìn rất trong, thịt nạc và da có màu vàng – đỏ thẫm. Để thịt thơm hơn, một số đồng bào nơi đây còn lấy cây ngải cứu rừng và bã mía để về hun thịt.
Mặc dù chỉ với những công cụ rất thô sơ, không máy móc hiện đại nhưng đồng bào nơi đây lại có thể giữ được mùi vị của thịt lợn gác bếp trong một thời gian dài. Lạ kỳ hơn nữa, theo lời đồng bào Tây Bắc lợn càng treo gác bếp lâu thì thịt càng thơm ngon. Đây chính là nét khó hiểu nhưng rất độc đáo trong văn hóa ẩm thực vùng cao mà không phải dân tộc nào cũng có.
Trên đây là 2 cách làm món ăn từ thịt lợn của người Điện Biên, chúc bạn thành công!