Bún thang là một món bún truyền thống của Hà Nội, Việt Nam. Món ngon này được biết đến với sự pha trộn phức tạp của các hương vị và cách trình bày đầy màu sắc. Bún thang thường có bánh phở mỏng, thịt gà xé, trứng bác và nhiều loại rau thơm, gia vị và đồ ăn kèm, khiến món ăn trở thành món ăn hoàn hảo cho những người đam mê ẩm thực, những người khao khát trải nghiệm ẩm thực phong phú và đa dạng.
1. Nguyên liệu làm bún thang
1 con gà khoảng 1,5kg
400g củ cải trắng, 1 củ cà rốt
200g tôm
125g nấm đông cô tươi (hoặc 30g nấm khô)
50g tôm khô
50g mực khô
50g củ gừng
50g hành tím
4 quả trứng
100g chả lụa
Hành tỏi băm
Rau nêm: Chanh, ớt, rau răm, hành lá
Rau ăn kèm: xà lách, tía tô, giá đỗ,… tùy theo sở thích
Gia vị: đường, muối, hạt nêm, nước mắm, tiêu, bột bắp, dầu ăn
Mẹo chọn nguyên liệu ngon:
– Chọn gà ngon: Bạn nên chọn loại gà ta thịt sẽ dai, thơm hơn. Nếu mua gà làm sẵn, bạn cần chọn gà có lớp da dính với phần thịt bên trong, thịt có độ đàn hồi cao và không chảy dịch lạ.
– Chọn trứng gà ngon: Chọn trứng có vỏ màu nâm đậm, không có đốm đen, hơi nhám. Khi lắc nhẹ, trứng không có tiếng động mạnh.
– Chọn nấm đông cô ngon: Khi chọn nấm khô, bạn cần chọn nấm không bị mốc trắng, không bị lớp màng đen bên trên vì lúc này nấm đã để lâu nên bị hư.
2. Cách làm bún thang
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Hành tím và củ gừng bạn đem nướng cháy xém, sau đó củ gừng thì xắt miếng để tăng thêm hương vị cho nước dùng của chúng ta nhé.
Gà sau khi mua về, bạn làm sạch rồi rửa với nước muối và giấm cho gà được trắng thơm. Sau đó, bạn bắc nồi nước đến khi sôi tăm thì cho gà vào luộc cùng gừng và hành tím đã nướng.
Củ cải trắng và cà rốt bạn gọt vỏ, xắt miếng hoặc để nguyên củ tùy thích rồi cho vào nồi luộc gà. Nêm nếm vào nước một ít đường, muối và hạt nêm để được đậm đà hơn.
Mực khô bạn rửa sạch rồi cắt miếng, tôm khô bạn cũng rửa sạch, vẩy ráo rồi cho vào chảo chiên với một ít dầu đến khi vàng thơm. Khi hai nguyên liệu đã vàng thơm hấp dẫn, bạn cho vào nồi nước đang luộc gà luôn nhé.
Tôm sau khi mua về, bạn rửa sạch với nước muối để khử mùi của tôm và được dai giòn hơn, tiếp theo bạn bóc vỏ và lấy chỉ lưng tất cả tôm đã chuẩn bị.
Nấm đông cô bạn để nguyên hoặc cắt ra nếu to quá. Nếu dùng nấm khô, bạn ngâm nấm với nước để nấm nở ra rồi tiếp tục chế biến như nấm tươi.
Các loại rau nêm bạn cắt nhuyễn, riêng phần đầu hành lá thì cắt khúc.
Bước 2: Chuẩn bị các nguyên liệu ăn kèm món bún thang
Tôm sau khi rửa sạch lột vỏ, bạn dùng dao đè lên tôm rồi ép tôm cho vỡ. Làm lần lượt với tất cả tôm để chúng ta có thể làm chà bông tôm cho món bún thang thêm ngon miệng.
Sau khi tôm đã bị ép nhuyễn, bạn bắc chảo nóng cùng với 1 thìa dầu, phi thơm 1 ít hành tỏi băm rồi cho thịt tôm vào xào, đảo thật đều tay cho thịt tôm rời và nhuyễn thêm. Nêm thêm một ít đường và hạt nêm, bạn đảo đều tay đến khi thịt tôm đã khô và tơi thì tắt bếp. Cho chà bông tôm ra một chén riêng.
Vẫn dùng chiếc chảo ban nãy, bạn thêm 1 thìa dầu ăn rồi tiếp tục phi thêm 1 ít hành tỏi băm. Khi hành tỏi đã vàng thơm thì bạn cho nấm vào xào chín tới. Nêm vào nấm 1 ít hạt nêm để nấm được đậm đà hơn bạn nha. Khi nấm đã chín tới thì bạn cho nấm ra chén riêng.
Chuẩn bị một chiếc tô to, bạn hòa tan 2 thìa nước cùng nửa thìa bột bắp. Sau đó bạn đập trứng vào hỗn hợp này, nêm vào nước mắm và hạt nêm rồi đánh đều.
Chọn một chiếc chảo không dính to vừa phải, bạn làm nóng chảo với một ít dầu vừa đủ tráng mặt chảo rồi tráng trứng một lớp thật mỏng để chiên. Khi lớp trứng này chín thì bạn cho ra dĩa riêng, rồi tiếp tục tráng lớp tiếp theo. Thực hiện lần lượt đến khi hết trứng. Đợi trứng nguội, bạn cắt những lớp trứng tráng này thành sợi nhỏ mềm để ăn chung với bún nhé.
Nếu bạn có chuẩn bị thêm chả lụa thì ở bước này, bạn cắt sợi chả lụa tương tự như trứng tráng. Nếu không cứ bỏ qua luôn.
Bước 3: Hoàn thành món bún thang
Thịt gà sau khi ninh được khoảng 1 – 1,5 tiếng, bạn vớt gà ra và xé thịt gà thành từng miếng nhỏ để ăn kèm với bún.
Nêm nếm lại nước dùng cho vừa ăn với nước mắm, đường muối và hạt nêm, một ít tiêu.
Rắc các vị rau nêm đã cắt nhuyễn vào để tăng thêm hương vị cho nước dùng, vậy là món bún thang của chúng ta đã hoàn thành xong!
Bước 4: Thành phẩm
Bún thang vừa nấu xong còn nóng hổi dậy mùi thơm của thịt gà và các loại rau củ, rau nêm thơm lừng. Nước ngọt chiết ra từ những nguyên liệu bổ dưỡng này thì không thể tìm ở một món bún nào khác, vì thế mà đây chắc chắn là món ăn chất lượng cho bữa sáng của bạn đấy.
3. Thưởng thức
Sau 2 tiếng thực hiện, món bún thang thơm ngon không kém ngoài tiệm đã sẵn sàng. Bạn cho bún tươi vào tô cùng với rau ăn kèm, sau đó lần lượt cho các nguyên liệu đã chuẩn bị lên trên mặt bún như trứng tráng, chà bông tôm, nấm, thịt gà … thêm một ít rau nêm lên trên mặt rồi rưới nước dùng từ từ đến khi ngang mặt bún. Rắc thêm chút tiêu và ăn nóng, đảm bảo bạn phải xuýt xoa vì sự hấp dẫn của món ăn này đấy!
Trên đây là hướng dẫn làm bún thang chuẩn vị Hà Nội, chúc các bạn thành công!