Ngoài những cảnh quan được thiên nhiên ưu ái, ở mảnh đất địa đầu Tổ Quốc còn có nền văn hóa phong phú, ẩm thực Hà Giang mang trong mình những nét đặc trưng riêng biệt và hấp dẫn. Nếu bạn là một người yêu thích ẩm thực và muốn khám phá những món ăn đặc trưng của Hà Giang, hãy cùng amthuc247.me tìm hiểu thêm về những món ăn đặc sắc của vùng đất này.
Bánh tam giác mạch
Tam giác mạch được xem là loài hoa “quốc dân” của Hà Giang. Người dân nơi đây trồng hoa tam giác mạch như là một cây lương thực để phòng mùa đông giá rét đói kém. Hạt tam giác mạch sau khi thu hoạch sẽ được chế biến để nấu rượu hoặc làm bánh.
Bánh tam giác mạch nhìn rất đơn giản, song cũng phải trải qua nhiều công đoạn mới làm nên món bánh đặc sản này. Khi cho vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị béo béo của bánh mềm xốp cùng mùi hăng đặc trưng của hoa tam giác mạch. Để thưởng thức trọn vẹn hương vị của bánh, bạn có thể ăn kèm với Lợn cắp nách hoặc Thắng Cố,…
Phở chua
Trước kia, phở chua là món điểm tâm của người Trung Quốc. Sau đó mới du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là các vùng miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lạng Sơn, Bắc Kạn,… Nguyên liệu chính của phở chua là gạo nếp hương và nước sốt chua ngọt kết hợp với thịt xá xíu, thịt quay, lạp xưởng và ớt xào.
Để có mùi vị đặc trưng của món phở chua, người dân thường làm nước sốt chua ngọt từ hỗn hợp giấm pha đường, bột sắn và các gia vị miền núi. Khi ăn, du khách có thể dùng kèm với rau húng thơm, tỏi tươi, đu đủ nạo,… để có thể thưởng thức trọn vẹn đặc sản Hà Giang.
Lạp xưởng
Được làm từ thịt ba chỉ loại bỏ bì của lợn, với việc tẩm ướp các gia vị và thảo quả đặc trưng của núi rừng. Hương vị của lạp xưởng “đánh gục” vị giác của mọi du khách khi đến với mảnh đất địa đầu Tổ Quốc. Đây cũng chính là món ăn không thể thiếu được của người Nùng và Mông vào dịp Tết.
Người dân nơi đây thường làm lạp xưởng gác lên bếp để bảo quản thịt lâu hơn. Thế nên, món ăn ngậy thịt mang đậm mùi khói bếp và hương tắc mật ngon ngọt. Để cho ra thành phẩm, người dân phải hun khói trên gác bếp liên tục từ 12 giờ – 14 giờ cho gia vị thấm vào thịt.
Thịt trâu gác bếp
Thịt trâu gác bếp chính là món ăn truyền thống làm nên thương hiệu của đặc sản Hà Giang. Thịt trâu gác bếp mang đậm phong cách ẩm thực của dân tộc Thái.
Đây không chỉ là món ăn hàng ngày của đồng bào sống ở vùng cao phía Bắc mà còn thường xuất hiện trong các lễ hội hay cúng tế và làm quà biếu cho khách quý.
Hương vị của thịt trâu gác bếp như chính tên gọi của nó – gia vị tẩm ướp hạt mắc khén tê cay, thịt trâu tươi ngọt đậm và mùi khói bếp đặc trưng của miền núi. Phần thịt bên ngoài có màu nâu sẫm nhưng bên trong lại có màu đỏ bắt mắt và đậm vị.
Giá trung bình của một kg thịt trâu gác bếp dao động từ 800,000 dến 1,100,000 VNĐ. Địa chỉ tham khảo: Chợ phiên hoặc hỏi mua ở các hộ dân.
Thắng Dền
Nguyên liệu chính của Thắng Dền là gạo nếp hương huyện Yên Minh. Đây là loại gạo có hình dạng to, trắng tròn và chắc hạt, khi nấu sẽ dẻ thơm và có vị ngon ngọt.
Bên trong những viên nếp dẻo, đặc là những loại nhân khác nhau, từ đậu xanh, đậu đỏ,… Khi cho vào miệng nhai, bạn sẽ cảm nhận được sự dẻo dẻo và vị ngọt nhẹ cùng hương thơm gạo nếp thoang thoảng.
Để thưởng thức ngon miệng hơn, bạn có thể thêm một chút nước đường hoa mai nấu gừng hoặc nước cốt dừa, vừng và lạc rang nhé.
Thắng Cố
Thắng Cố Hà Giang từ lâu đã trở thành một món đặc sản đặc trưng của vùng núi Tây Bắc. Vì vậy mà có rất nhiều khách du lịch từ mọi nơi đến để thưởng thức. Họ đều rất thích thú với món ăn dân dã hấp dẫn đến kì lạ này.
Theo già bản của người Mông thì món thắng cố còn có thể gọi là “thảng cố” có nghĩa là canh xương. Bởi vì trong thắng cố bao gồm chủ yếu là xương, thịt của gia súc cùng với nội tạng, đặc biệt cả thịt ngựa.
Để tạo nên món Thắng Cố thơm ngon, bổ dưỡng, người dân nơi đây thường dùng kết hợp 12 loại gia vị đặc trưng miền núi: lá chanh, hoa hồi, thảo quả,… Với vị ngọt bùi của thịt, cay thanh của nước hầm và mùi hương độc đáo của những hương vị hòa quyện, đã làm thổn thức biết bao du khách thập phương.
Lợn cắp nách
Hầu hết khi mọi người nghe đến món lợn cắp nách thì cũng đều tò mò không biết cái tên đó sinh ra như thế nào. Sở dĩ chúng được gọi như vậy vì giống lợn tại đây khá bé. Chúng được lai giữa lợn rừng và lợn Mường và việc nuôi giữ khá đơn giản. Vì vậy mà khi người dân bắt họ hay để ôm thọt vào người hay treo dưới nách.
Không giống như loại lợn khác ở miền xuôi được chăn nuôi cẩn thận mà lợn cắp nách khá nhỏ. Do thói nuôi thả rông mà khiến chúng bé nhỏ và thịt của chúng nạc, chắc hơn. Lợn cắp nách sau khi làm sạch rồi có thể chế biến tùy theo sở thích của mỗi người.
Ngon nhất phải kể đến món lòng dồi và thịt bụng còn lẫn cả xương sườn hấp cách thủy. Chấm thêm lên lá nhồi giã nhỏ trộn hạt xẻn hoặt hạt dổi, ớt xanh. Sẽ có vị hơi chua, chát và mùi thơm của hạt dổi, lá chanh gặp món thịt ba chỉ ăn cũng sẽ có hương vị đặc biệt.
Cháo ấu tẩu
Một đặc sản Hà Giang mà bạn không nên bỏ qua đó chính là cháo ấu tẩu. Cháo ẩu tẩu cũng được nấu từ loại gạo ngon rồi cho thành phần chính là ấu tẩu. Các gia vị đặc trưng của vùng núi cao được cho vào tạo nên hương vị thơm ngậy, bùi cay và còn có vị đắng. Nhiều người nếu như không ăn quen cháo ẩu tẩu sẽ không nuốt nổi nhưng khi đã quen thì rất dễ nghiện.
Không giống những loại cháo thông thường, mà cháo ấu tẩu lại có vị đắng ngắt nơi đầu lưỡi khiến nhiều người phải lắc đầu. Thế nhưng khi càng ăn, thì vị đắng ấy càng hấp dẫn lại khiến ai nấy đều muốn ăn mãi không thôi.
Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn
Bánh cuốn thường xuyên là món dùng để ăn sáng và ăn trưa của không chỉ người dân mà còn được du khách ưa thích. Vỏ bánh được làm từ bột gạo hấp trắng mỏng, mềm mịn và rất thơm. Bên trong bánh cuốn là nhân thịt năm cùng mộc nhĩ.
Khác với miền xuôi, bánh cuốn hà Giang được dùng với nước chấm hầm từ xương. Khi ăn, bạn nên dùng kèm với hành khô và rau thơm.
Cơm lam Bắc Mê
Cơm lam dường không còn là một món quá xa lạ với các du khách khi đến với Hà Giang nữa rồi. Là cơm được nấu bằng ống nứa, ống tre và nướng chín trên than, lửa. Để làm nên món cơm lam này người dân thường chọn nguyên liệu là loại gạo nếp ngon nhất được trồng trên nương. Rồi sau đó mang đi ngâm kỹ trong nước. Gạo nếp sau khi ngâm, vo sạch rồi trộn đều cùng với một chút muối.
Những ống nứa, thân cây tre, trúc được chặt từ trên núi mang về cũng được coi là yếu tố quan trọng để tạo nên món ăn này. Khi đã đổ đầy gạo nếp vào từng ống tre, người ta sẽ để những ống tre đó đốt trực tiếp trên bếp than hồng. Nướng cơm lam Bắc Mê chỉ mất khoảng một giờ là đã chín. Khi mà mùi thơm của cơm toả ra thơm lừng nghĩa là cơm đã chín và ngon rồi.
Thịt chuột La Chí
Thịt chuột không còn là một món ăn xa lạ, thậm chí với nhiều người đây còn là món ăn khoái khẩu. Nếu có dịp đến với cực Bắc của Việt Nam, bạn đừng quên ghé La Chí để thưởng thức món thịt chuột.
Thịt chuột La Chí không chỉ là một món ăn đơn thuần, mà nó còn thể hiện văn hóa cẩm thực của người dân nơi đây. Thịt chuột ở đây được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Một số món ăn hấp dẫn từ thịt chuột có thể kể đến như: Thịt chuột xào, thịt chuột nướng, thịt chuột treo gác bếp,… Chắc chắn, hương vị của món ăn đặc sản tại Hà Giang này sẽ khiến bạn nhớ mãi không quên.
Xôi ngũ sắc
Chỉ cần nghe đến món xôi ngũ sắc thì bạn có thể nghĩ đến đây là một món xôi có 5 màu nổi bật khác nhau rồi. Gồm những màu là trắng, vàng, tím, đỏ, xanh được hoà hợp lại tạo lên món ăn ngon mà bắt mắt.
Món đặc sản Hà Giang này được làm từ một loại gạo đặc trưng. Khi nấu lên rất nếp thơm và dẻo do chính người dân tộc trồng ra. Từng hạt gạo trắng thơm lừng đều được lựa chọn và chúng có ẩn ý đặc trưng gì đó qua các màu sắc của xôi. Đây là một món ăn đã làm nên bản sắc của đồng bào vùng cao. Món ăn mà chỉ cần nhắc đến tên thôi đã khiến người ta nhớ đến đại ngàn hùng vĩ.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này của chúng mình. Hy vọng thông tin này sẽ giúp ích cho bạn trong việc khám phá và trải nghiệm các món ăn đặc trưng của vùng đất này.