Những loại quả đặc trưng của miền tây gắn liền với tuổi thơ của nhiều người

Được phù sa bồi đắp nên vùng đất màu mỡ, trù phú này sở hữu không ít nguồn sản vật vô cùng phong phú. Sự đa dạng của các loại trái cây cùng vị thơm ngon luôn là điều níu giữ bước chân du khách khi đến với miền Tây Nam Bộ. Cùng amthuc247.me khám phá những loại quả đặc trưng gắn liền với tuổi thơ của nhiều người nơi đây nhé. 

Quả bình bát

Bình bát là loại cây rất phổ biến ở miền Tây, thường mọc hoang ở ven bờ kênh rạch, chịu được phèn, có tên khoa học là Annona reticulata và thuộc chi Amona (Na). Quả bình bát dài, có hình tim và có màu vàng khi chín. Tuy cùng họ với na, nhưng bình bát ăn không ngon lắm, khi xanh có nhiều mủ, rất chát, khi chín thì sẽ bớt chát, vị lợ lợ, không ngọt gắt, nhưng mùi thơm khá dễ. Bình bát có rất nhiều hạt, nhưng tỷ lệ thịt khá ít nhé, có thể ăn trực tiếp hoặc đôi khi được dùng làm thuốc. Quả xanh có thể dùng làm thuốc để chưa bệnh tiêu chảy, giun. Hạt, vỏ, thân thì có tính kháng khuẩn rất tốt, có thể dùng sát khuẩn, giảm nhức răng, hay trị cả chí, rận nếu dùng để gội đầu…

Quả chín có thể ăn trực tiếp hoặc nếu muốn ngon, thêm chút đường và dầm với đá ăn khá ngon nhé (tuy nhiên sẽ mất khá nhiều thời gian để nhằn hạt đó). Ăn chín có thể hỗ trợ chữa trị chứng thiếu máu hay chữa được bệnh khí hư huyết trắng ở phụ nữ. Vì bình bát mọc hoang và có rất nhiều ở miền tây, cạnh các bờ kênh rạch, nên các bạn có thể dễ dàng hái và ăn thử nếu có dịp đi về miền Tây nhé. Tuy nhiên, cây có khá nhiều nhựa, nên các bạn cẩn thận nhựa dính vào người, có thể gây kích ứng da nhé.

Những loại quả đặc trưng của miền tây gắn liền với tuổi thơ của nhiều người - Món ngon 3 Miền Món ngon Miền Nam

Quả điều

Cây điều khi đến mùa có trái sẽ cho ra những dàn quả nhìn rất ngộ nghĩnh. Treo lủng lẳng trên cây. Cây điều hiện tại thì đã trở thành cây công nghiệp trồng phổ biền ở một số địa phương. Trở thành một loại cây khá kinh tế với ngành xuất khẩu hạt điều ra nước ngoài.

Có lần mình ra quê của bác mình chơi ở một huyện thuộc tỉnh Bình Phước. Nhà bác mình có trồng khá nhiều điều lúc đó đang độ ra hoa. Cùng trồng xen canh với cây ca cao.

Còn những cây điều ở thôn quê mình dường như là khan hiếm hết rồi. Mình để ý điều này vì có lần nhà mình làm món rắn nước bằm xào xả. Kêu mình đi tìm lá điều non hái về để ăn kèm cho vui. Nhưng chạy đi kiếm vòng vòng mà chẵn thấy cây điều nào để tước lá cả.

Những loại quả đặc trưng của miền tây gắn liền với tuổi thơ của nhiều người - Món ngon 3 Miền Món ngon Miền Nam

Quả bần

Bần là một loại cây đặc trưng của miền Tây và rất dễ gặp khi nhìn vào các bờ sông, bờ kênh trên cung đường về khu vực đồng bằng sông cửu long này nhé. Cây bần đã trở thành nét văn hóa không thể thiếu và được đưa rất nhiều vào thơ ca.

Và đúng như những mô tả trong các câu văn thơ, quả bần có vị đặc trưng là chua, quả tròn, dẹp, có màu xanh. Tuy nhiên có nhiều loại bần khác nhau, như bần ổi (bần trứng, tên khoa học Sonneratia ovata), bần chua (tên khoa học Sonneratia caseolaris), bần dĩa (tên khoa học Sonneratia alba). Trong đó bần ổi và bần chua thường được người dân thích hơn. Bần có rất nhiều tác dụng, thông thường nhất là dùng nấu canh chua hoặc làm thuốc. Bần ổi có vị chua thơm, có thể sắc mỏng làm rau ghém, ăn với mắm các cực kì ngon nhé. Bần già có thể chấm muối ăn chơi, hoặc nấu canh chua, vị rất thanh. Lá non và búp của bần có thể làm gỏi hoặc rau sống (vị hơi chát, nhưng ăn quen sẽ thấy ngon). Bần chua thì thường dùng để nấu canh. Quả bần có tính mát, có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, có thể dùng giã nát trị bong gân. Bần thường mọc hoang, hoặc cặp các bờ kênh mương trong đất nhà dân, các bạn có thể xin hoặc mua khi có dịp xuống miền Tây nhé.

Những loại quả đặc trưng của miền tây gắn liền với tuổi thơ của nhiều người - Món ngon 3 Miền Món ngon Miền Nam

Quả dừa nước

Dừa nước là loại trái chỉ có ở miền sông nước, vì chúng có thể mọc ngập trong nước và trái có hình thù khá lại (không như quả dừa thông thường đâu nhé). Dừa nước mọc rất nhiều ở vùng đất cửa sông ven biển, các rạch miền sông nước Cửu Long hay khu vực có hệ sinh thái bán ngập mặn. Dừa nước được coi là một loại trái đặc sản miền tây có rất nhiều tác dụng được người dân ưa thích. Dừa nước mọc thành một chùm, bao gồm nhiều quả nhỏ gộp lại giống như bông hoa hoặc quả cầu có nhiều gai, có màu nâu sẫm, vỏ khá cứng, thường phải dùng dao để chẻ.

Thịt bên trong khi quả chín có màu trắng hơi đục, mềm dẻo, lượng nước có vẻ ít hơn thịt cùi dừa thông thường, có vị ngọt, nhưng không gắt mà rất thanh. Ngoài sử dụng pha nước uống với đường và đá, dừa nước có thể chế biến thành nhiều món ăn như nấu chè, làm mứt… Dừa nước ngọt thanh, có tính hàn, có thể giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu sưng, tiêu độc… Quả dừa nước cho quả quanh năm, nhưng nhiều vào tháng 8 đến tháng 10 và hiện được bày bán rất nhiều, kể cả trên thành phố Hồ Chí Minh nên các bạn có thể dễ dàng mua và ăn thử nhé.

Những loại quả đặc trưng của miền tây gắn liền với tuổi thơ của nhiều người - Món ngon 3 Miền Món ngon Miền Nam

Quả chùm mồi

Chùm mồi hay còn gọi là chùm nụm, có quả khá nhỏ chỉ bằng hạt tiêu. Đây cũng là một loại trái cây gắn liền với tuổi thơ bên cạnh trái điều miền Tây . Khi chín thì trái có màu đen, ăn khá vui miệng có vị chua chua ngọt ngọt.

Đây là loại trái cây thu hút loài chim chao chảo và là món ăn ưa thích của chúng. Khi đến mùa trái chín. Lại gần cây này sẽ nghe tiếng kêu của loài chim này, âm thanh vang hơi chói tai. Và còn thu hút luôn thợ săn loài chim này.

Nhớ mỗi năm, khi đến mùa chùm mồi chín. Là mình lại thấy một, hai anh vác súng hơi đi quanh quẩn những gốc cây này. Lâu lâu lại ngắm bắn một vài em, chim bị trúng đạn bị rớt lịch bịch xuống đất.

Những loại quả đặc trưng của miền tây gắn liền với tuổi thơ của nhiều người - Món ngon 3 Miền Món ngon Miền Nam

Củ ấu

Củ ấu mọc khá nhiều ở miền Tây và là món ăn vặt phổ biến khu vực này. Củ ấu thường gặp nhất là ấu sừng trâu, với củ màu đen, có hai nhánh nhọn trông như cặp sừng trâu. Củ ấu khi luộc ăn ngọt nhẹ, rất bùi, tuy nhiên vỏ khá cứng nên dùng dao để tách cho tiện.

Ngoài ngon miệng, củ ấu cũng được xem là một vị thuốc trong đông y với vị ngọt, tính mát, có thể dùng giải nhiệt, trị mụn nhọt, viêm loét dạ dày. Củ ấu non có thể ăn sống có tác dụng chống nóng chống nắng, giải độc say rượu, trừ rôm sảy. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đánh giá củ ấu có chứa khá nhiều dinh dưỡng với hàm lượng cao các chất như 3,4g protein, 32,1g chất bột đường, 3,3g đường, 17,6mg can-xi, 0,4mg kẽm, 0,7mg sắt, 0,8mg natri, 468mg kali và khoảng 730 calorie. Củ ấu hiện cũng được bày bán khá nhiều dọc các con đường quốc lộ, nên các bạn cũng có thể dễ dàng mua và thưởng thức nhé.

Những loại quả đặc trưng của miền tây gắn liền với tuổi thơ của nhiều người - Món ngon 3 Miền Món ngon Miền Nam

Trâm

Quả trâm khi còn xanh có vị chua và chát. Khi chín có vị ngọt, hơi chua chua và chát, màu tím ngắt, to bằng đầu ngón tay út có hình bầu dục. Mùa quả trâm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 7 âm lịch, trên thế giới, quả trâm xuất hiện ở Bangladesh, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Sri Lanka và Indonesia. Ở nước ta, quả trâm là một loại cây rừng có từ rất lâu ở vùng Bảy Núi (An Giang), trong đó tập trung nhiều ở 2 xã Núi Tô và Cô Tô của huyện Tri Tôn.

Hè về bên những rặng trâm chín mọng là kỷ niệm gắn liền với thời cắp sách đến trường. Những quả trâm chín mọng bóng bẩy chua chua ngọt ngọt mang theo chút chat chat đã trở thành hương vị khó quên. Nếu có cơ hội bạn hãy thưởng thức thử thứ quả dân dã này nhé. Cái vị đặc biệt không lẫn vào đâu được sẽ kéo bạn về với những ký ức thật đẹp thời thơ ấu đó.

Những loại quả đặc trưng của miền tây gắn liền với tuổi thơ của nhiều người - Món ngon 3 Miền Món ngon Miền Nam

Quả Cà na

Cà na cho quả giống như quả muỗm ở ngoài Bắc, có hình thuôn tròn, dài cỡ 2 lóng tay. Quả này khi để ăn sống thấy vỏ có màu xanh đậm, vị chát, còn quả chín có màu vàng nhạt, vị chua.

Chế biến món cà na muối tưởng như rất dễ dàng, nhưng thực tế cũng cần có những bí quyết riêng để món ăn vừa miệng, khi ăn hạt và cơm cà na phải tách rời nhau. Cà na mua ở chợ lựa qủa già, chín vàng, không bị dập về rửa sạch, cắt đầu, đuôi một ít cho bắt mắt. Dùng dao nhọn rạch 4 đường theo chiều dọc thân quả, ngâm vào nước muối thật mặn, xả nước lạnh nhiều lần cho bớt vị chua. Cho cà na vào nồi nước sôi và thử bằng cách cầm trái vuốt nhẹ khi cơm và hạt tách ra dễ dàng là được. Đổ cà na ra xả nước lạnh, vắt ráo, xếp vào keo. Cho nước đường nấu để nguội vào ngập xăm xắp với cà na (theo tỉ lệ 500 gram đường cát cho 1kg cà na). Một ngày sau, cà na ngấm đường là dùng được.

Những loại quả đặc trưng của miền tây gắn liền với tuổi thơ của nhiều người - Món ngon 3 Miền Món ngon Miền Nam

Quả Ô môi

Quả ô môi khi còn non có màu xanh, đến già có màu nâu đen dài khoảng 3 – 4cm và cong như lưỡi liềm, rất cứng và sần sùi, nham nhám, khi róc vỏ trái ô môi ra thì có rất nhiều múi mỏng, màu đen, hình tròn và xương múi khá cứng nhưng vẫn nhai được với cơm quả vị chát, ngọt, thơm đặc trưng của ô môi.

Mùa hè cũng là lúc những quả ô môi bắt đầu treo lơ lửng đen ánh bên màu hoa hồng rực cả một góc trời. Nếu sinh ra ở miền quê, hẳn bạn biết cái trò ném quả ô môi để cùng chia nhau những mảnh trái ngọt mỗi buổi ra chơi. Ăn ô môi cũng cần một kỹ thuật điêu luyện. Chặt ô môi thành từng khúc ngắn, vạt hai bên vỏ quả để lộ ra lớp hạt xếp đều, nhẹ nhàng lấy lớp cơm màu nâu đen ngọt lành hương vị đặc trưng. Nếu ai không quen thì thấy mùi quả này rất khó ngửi.

Những loại quả đặc trưng của miền tây gắn liền với tuổi thơ của nhiều người - Món ngon 3 Miền Món ngon Miền Nam

Quả thanh trà

Cây trái miền Tây là một đề tài bất tận bởi vì sự phong phú và đa dạng của nhiều chủng loại. Cứ đặt chân lên mỗi tỉnh thành, bạn sẽ tha hồ thưởng thức những thức đặc sản thơm ngon hấp dẫn, chẳng hạn như sầu riêng Cái Mơn, dừa Bến Tre hay dâu xanh vùng Bảy Núi… Và điều chào đón bạn khi đến tỉnh Vĩnh Long là một loại quả chua ngọt cùng với hương thơm thoảng dịu, mang tên quả thanh trà.

Mới ăn lần đầu có thể bạn sẽ nghĩ đây là xoài rừng nhỉ, cũng không có gì phải ngạc nhiên, vì thanh trà thuộc giống xoài. Những quả thanh trà vàng ươm bắt mắt được bày bán trên các xe ba gác đã trở thành hình ảnh quen thuộc mỗi độ hè về. Quả thanh trà vỏ mềm ăn ngọt, vỏ cứng ăn giòn, lột vỏ chấm muối ớt thì ngon hết sẩy. Hoặc bạn xay nhuyễn trộn với đường đá sẽ thành món giải khát thơm ngon đặc sắc cho mùa hè đó.

Những loại quả đặc trưng của miền tây gắn liền với tuổi thơ của nhiều người - Món ngon 3 Miền Món ngon Miền Nam

Quả me

Lá của nó có dạng lá kép lông chim, bao gồm từ 10 đến 40 lá nhỏ. Hoa tạo thành dạng cành hoa (cụm hoa với trục kéo dài và nhiều cuống nhỏ chứa một hoa, giống như ở cây đậu lupin). Quả là loại quả đậu màu nâu, bên trong chứa cùi thịt và nhiều hạt có vỏ cứng. Hạt có thể có đường rạch đôi để tăng cường khả năng nảy mầm.

Me là một loài trái cây khá quen thuộc với chúng ta. Ngày nay, me ngọt thường được bán ngoài chợ, nhưng ngày xưa thì chỉ me chua mới thu hút đông đảo trẻ em trong xóm thi nhau trèo cây hái trộm. Quả me chẳng cần gột vỏ, cà nhẹ lớp vỏ nâu bên ngoài, chấm với muối ớt, cảm nhận được vị chua gắt trên đầu lưỡi, đánh thức cả một tuổi thơ trong tôi ùa về.

Những loại quả đặc trưng của miền tây gắn liền với tuổi thơ của nhiều người - Món ngon 3 Miền Món ngon Miền Nam

Quả chùm ruột

Chùm ruột là loại cây thân mộc, cỡ nhỏ, thân nhẵn màu xám nhạt, trên thân và cành có nhiều vết sẹo do lá cũ, chiều cao trung bình từ 2 – 9 mét. Cành non chùm ruột màu xanh nhạt, lá mềm, mỏng, mặt trên màu xanh, mặt dưới nhạt hơn. Lá chùm ruột dài từ 4-5cm, cuống tù hoặc hơi tròn, đầu phiến lá nhọn. Hoa chùm ruột thường trổ vào tháng 3 – 5, kết quả vào tháng 6 – 8 hàng năm.

Quả chùm ruột là quả mọng, màu vàng nhạt, có khía, thịt quả nhiều nước, giòn, mỗi quả chỉ có 1 hạt. Quả chùm ruột có vị chua ngọt, tính mát, thường dùng để ăn sống hoặc làm mứt, ngâm rượu,… giúp giải nhiệt, chữa chứng nhức đầu, bệnh ngoài da.

Những loại quả đặc trưng của miền tây gắn liền với tuổi thơ của nhiều người - Món ngon 3 Miền Món ngon Miền Nam

Tất cả đều có hương vị và màu sắc đặc trưng của vùng đất này. Hãy thưởng thức và tìm hiểu về những loại quả đặc sản miền Tây để có những trải nghiệm ẩm thực đầy thú vị!

Theo dõi Amthuc247.me trên Google News